Nếu xử lý đúng cách, bạn hoàn toàn có thể thoát được tình huống nguy hiểm khi xe ô tô bị mất phanh.
Thực ra có rất nhiều kỹ thuật có thể áp dụng trong trường hợp xe đột nhiên mất phanh. Tuy nhiên, điều đầu tiên cần làm khi phát hiện vấn đề với phanh xe ô tô là cần giữ được bình tĩnh. Yếu tố bình tĩnh sẽ quyết định đến khả năng xử lý chính xác và hiệu quả đối với tình trạng xe mất phanh cũng như mọi trường hợp khác có thể gặp phải khi đang điều khiển ô tô.
Các kinh nghiệm quý báu khi xử lý tình huống xe ô tô mất phanh
Xe bị mất phanh là một sự cố vô cùng nguy hiểm khi lái xe và đã có rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra do xe gặp sự cố với phanh. Bằng kinh nghiệm được chia sẻ bởi những bác tài lão luyện, khi gặp tính trạng phanh xe không ăn các tài xế cần giữ bình tĩnh và thực hiện các thao tác giúp giảm tốc độ xe như về số thấp, đánh lái cho xe chạy zig zag trên đường, dùng phanh tay… hoặc biện pháp cuối cùng là đâm xe vào vật cản.
>>Xem ngay: Nước hoa ô tô cao cấp
Hãy thật bình tĩnh khi xe mất phanh
Việc mất bình tĩnh khi phát hiện sự cố về phanh, xe ô tô bị mất lái chỉ làm mất thời gian quý báu để xử lý tình trạng mất phanh của xe. Bởi thế, điều người tài xế cần có nhất chính là duy trì sự bình tĩnh trong các tình huống gặp phải trong lúc lưu thông trên đường. Khi bình tĩnh thì người tài xế mới có khả năng đánh giá đúng nhất tình huống hiện tại và đưa ra những quyết định trong chớp nhoáng để giảm tối đa thiệt hại về người và xe trong trường hợp này. Điều này sẽ mang lại cơ hội cao hơn bảo đảm an toàn cao hơn cho bản thân người lái xe, hành khách trên xe và những người xung quanh.
Có nhiều thao tác để giúp người lái xe giảm thiểu rủi ro khi không sử dụng được phanh. Nhưng tất cả đều sẽ là vô nghĩa nếu việc mất bình tĩnh khiến người lái hoảng hốt, không nhớ nổi mình cần làm gì trong tình huống đó hoặc nhớ mà không thể áp dụng các thao tác chính xác để thay đổi cục diện.
Như vậy đủ thấy, việc bình tĩnh là quan trọng nhất đối với người lái xe dù là trong tình huống nào đi chăng nữa. Khả năng giữ bình tĩnh một phần do tố chất của người lái nhưng đồng thời cũng có thể được rèn luyện qua thời gian. Các bác tài già kinh qua nhiều tình huống thì khả năng giữ bình tĩnh và xử lý tình huống sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, các tài xế mới lái cũng có thể khắc phục được tình trạng non tay lái nếu chịu khó học hỏi kinh nghiệm xử lý tình huống của bậc đàn anh. Một khi người lái xe đã nắm chắc được các nguyên tắc xử trí trong trường hợp gặp sự cố, chẳng hạn như tình trạng xe mất phanh thì họ sẽ nhanh chóng lấy được bình tĩnh và áp dụng các cách thức xử trí thích hợp. Khi người tài xế giữ được bình tĩnh, cũng tránh được tình trạng hoảng loạn của người trên xe. Điều này cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo việc khắc phục sự cố đạt hiệu quả cao nhất.
Nhả ngay chân ga
Xe mất phanh là trường hợp không thể sử dụng phanh chân để kiểm soát tốc độ của xe. Khi sử dụng phanh mà không thấy xe giảm tốc thì khả năng rất cao là xe đã mất phanh. Trong trường hợp này, việc đầu tiên mà người tài xế cần làm là nhả chân ga. Việc nhả chân ga sẽ đảm bảo xe không tăng tốc mà chỉ chạy theo quán tính. Việc nhả chân ga không giúp xe dừng lại luôn mà sẽ giảm tốc rất từ từ, thậm chí nếu đang thả dốc thì xe vẫn tiếp tục bị tăng tốc. Tuy nhiên, hành động này là vô cùng cần thiết để xe có thể dừng lại mà không có phanh.
Nếu xe thế hệ mới, có sử dụng nút điều khiển ga tự động cruise control, trường hợp nhả hết ga chân mà thấy xe vẫn đang tăng tốc thì cần phải kiểm tra và tắt nút điều khiển ở trên vô lăng. Cá biệt có những tài xế lái non, khi phát hiện xe mất phanh trở nên cuống quít và càng nhấn mạnh chân ga vì không phân biệt được chân ga với chân phanh. Điều này thực sự là ác mộng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tại nạn thảm khốc mà hay được gọi với tên “xe điên”.
>>Xem ngay: Sáp thơm ô tô chính hãng
Tập trung vào chân phanh của xe
Thả chân ga và tập trung vào chân phanh. Khi bạn đạp phanh một vài lần và thấy không hiệu quả, bạn trở nên nản chí và thôi không nhấn phanh nữa. Đây là một sai lầm. Hãy tiếp tục đạp phanh và cố gắng đạp phanh sâu nhất có thể. Khi đạp phanh bạn cần chú ý cảm nhận ở chân phanh để dự đoán tình trạng phanh gặp phải.
Trong trường hợp khi đạp phanh cảm giác mềm và đạp sát mặt sàn xe thì rất có thể phanh xe đã bị mất dầu do sự cố đường ống dẫn dầu. Tình trạng này làm mất áp suất bên trong phanh xe, đây là một trong các nguyên nhân ô tô mất phanh phổ biến. Do đó, hãy thử đạp phanh nhiều lần để hồi phục lại áp suất bên trong. Rất có thể thao tác này sẽ đem lại hiệu quả tức thì khôi phục lại khả năng hoạt động của phanh.
Khi đạp phanh thấy chân phanh cứng thì nguyên nhân nằm ở việc đường dẫn thuỷ lực bị tắc hoặc là phanh gặp tình trạng bó cứng do sử dụng liên tục. Tình trạng bó cứng phanh hay xảy ra khi xe chạy trên cao tốc hoặc khi đổ đèo, dốc khiến bánh xe bị ngừng quay đột ngột và lái xe gần như mất khả năng điều khiển xe. Trong cả hai trường hợp, người lái xe vẫn cần tiếp tục đạp phanh liên tục nhất là khi chân phanh bị cứng. Việc đạp phanh liên tục có khả năng sẽ khởi động được hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên xe. Hệ thống ABS khi được khởi động sẽ giúp phanh theo từng ngưỡng để tránh việc xe bị trượt lốp.
Hãy trả về số thấp
Khi xe chạy ở số thấp thì sẽ làm giảm tốc độ xe nhanh chóng. Đối với xe số tự động, người lái cần chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp ký hiệu chữ L hoặc số 1, 2. Đối với số sàn, việc điều khiển số về số thấp khá dễ dàng. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, nếu chạy với số thấp ở tốc độ cao thì có thể dần tới hiện tượng vỡ máy, phá huỷ hệ thống truyền động của xe và xe chạy theo lực quán tính, xe ô tô bị mất khả năng kiểm soát.
Kinh nghiệm khi về số với xe số sàn là không nên về số thấp ngay từ ban đầu. Mà cần về số theo từng cấp hoặc 2 cấp một. Chẳng hạn, xe đang ở số 5 thì có thể về số 3, sau khi cảm nhận thấy tốc độ ổn định thì tiếp tục về số 2 hoặc số 1. Đối với việc di chuyển ở đường đèo dốc, nhất là khi xuống dốc, các lái xe cũng được khuyên nên chạy xe ở số thấp, lên dốc số nào thì xuống dốc số đó. Việc xuống dốc ở số thấp cũng giúp cho tốc độ xe được kiểm soát, giúp tránh việc sử dụng phanh xe quá nhiều dẫn tới mất phanh.
Hết sức chú ý, tuyệt đối không tắt động cơ xe khi xe đang mất phanh. Điều này cũng dễ gặp phải khi lái xe mất bình tĩnh, thay vì tìm cách giảm tốc độ của xe lại lập tức tắt máy với hi vọng xe sẽ dừng lại. Nhưng việc tắt máy sẽ làm mất trợ lực lái của xe và cản trở khả năng điều khiển xe tránh các chướng ngại. Thêm vào đó, lực quán tính có thể sẽ tác động làm mất kiểm soát xe nếu động cơ dừng đột ngột.
Sử dụng phanh tay
Ngoài phanh chân, trên xe ô tô vẫn còn một hệ thống phanh dự phòng nữa đó là phanh tay. Hãy chắc chắn rằng bạn biết phanh tay nằm ở đâu và sử dụng nó như thế nào. Việc sử dụng phanh tay sẽ mất nhiều thời gian hơn để xe có thể dừng lại nhưng nó là một hệ thống phanh vô cùng quan trọng, nhất là khi xe đang mất phanh.
Sử dụng phanh tay cần có thao tác nhuần nhuyễn và đúng kỹ thuật nếu không sẽ gây ra hiện tượng khoá bánh, bánh xe trượt trên đường và làm mất lái. Kéo phanh tay cần đủ lực, không được quá nhanh và không được quá mạnh. Khi phanh nên phanh theo ngưỡng, vừa phanh vừa nhả, chú ý cảm nhận tình trạng của xe, nếu thấy xe có dấu hiệu mất lái thì cần nhả phanh tay ngay.
Luôn phải quan sát, báo hiệu cho xe khác
Không hoảng loạn và cũng không chỉ chăm chăm vào việc giảm tốc cho xe. Luôn giữ tầm quan sát của bạn để tránh người đi lại, các phương tiện khác và các chướng ngại trên đường. Cần nhanh chóng bật đèn khẩn cấp hoặc nháy pha, dùng còi để báo cho các xe khác đang lưu thông trên đường. Nhờ đó các xe sẽ chủ động nhường đường để tránh va chạm.
Va chạm có chủ đích để giảm tốc
Người lái xe có thể dùng cách đánh võng trên mặt đường để giảm tốc hoặc sử dụng các vật cản như dốc hãm, các con lươn giảm tốc hay giải phân cách. Giải pháp cuối cùng để dừng xe lại là dùng vào vật cản. Tuy nhiên, khi lựa chọn cách xử lý này cần quan sát và đánh giá tình hình một cách kỹ càng và cẩn trọng.
Khi xe ô tô chạy với tốc độ cao, nếu giảm tốc bằng dốc hãm cần xem độ cao dốc có đảm bảo hay không và luôn sẵn sàng sử dụng phanh tay. Việc đánh võng xe trên đường sẽ lợi dụng lực cản không khi để giảm tốc nhưng không dùng ở tốc độ cao vì rất dễ gây lật xe. Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, nếu chọn cách dừng xe bằng và chạm, hãy chọn lựa các điểm và chạm mềm như bụi cây hoặc các vũng lầy.