Két nước ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc làm mát và duy trì nhiệt độ phù hợp cho động cơ. Do đó, bộ phận này cần được bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên để hoạt động ổn định.
Thông thường, nước làm mát trên xe mới phải mất đến 2-3 năm mới bị hao một phần nhỏ. Nếu bạn không thường xuyên kiểm tra bộ phận này có thể dẫn đến tình trạng hỏng hóc nặng hơn.
Nước làm mát bị rò rỉ ra bên ngoài
Nguyên nhân rò rỉ két nước là do sự ăn mòn trong bộ tản nhiệt, các đoạn kết nối, ống bị phồng, nứt, thủng, chất làm mát chất lượng kém, thợ sửa chữa tay nghề kém.
Tuy nhiên, quá trình hao nước làm mát này diễn ra từ từ nên rất khó để chúng ta phát hiện ra, nhất là những nơi gây rò rỉ có thể nằm ở vị trí ngóc ngách của động cơ xe.
Bên cạnh đó, khi xe phải làm việc trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng các thanh tản nhiệt bị hỏng. Thậm chí, ngoại lực (đá, sỏi) tác động có thể khiến cho két chứa nước bị thủng gây hao nước.
Nước làm mát bị rò rỉ ra ngoài làm tăng nguy cơ cháy nổ xe
Bạn cũng nên kiểm tra nắp của két chứa nước xem đã được đậy kín chưa. Bởi khi xe hoạt động, nhiệt độ động cơ sẽ làm nước sôi (bốc hơi) và tình trạng hao hụt nước sẽ xảy ra nếu nắp đậy bị hở.
Tuy nhiên, nếu chúng ta không kiểm tra thì sẽ không phát hiện ra sự cố này và khi đó cứ đi một thời gian lại thấy nước làm mát bị hao nhưng không tìm được nguyên nhân vì không thấy có dấu hiệu nước bị chảy dưới gầm xe.
Nước làm mát bị lọt vào bên trong buồng đốt
Nguy hiểm hơn là nguyên nhân hao nước liên quan đến động cơ. Đó là hiện tượng nước làm mát bị lọt vào bên trong buồng đốt.
Trong động cơ ô tô, chi tiết gioăng quy lát sẽ giúp làm kín giữa hai bộ phận mặt máy và thân máy. Mặt gioăng quy lát bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến cho đường nước làm mát của động cơ bị thông sang với đường dầu hoặc là sẽ đi vào buồng đốt. Đồng thời, xi lanh của động cơ bị nứt cũng sẽ khiến cho nước làm mát bị lọt vào buồng đốt.
Khi có hiện tượng này, động cơ hoạt động sẽ bị rung giật hoặc máy nổ không ổn định, thậm chí không hoạt động được nếu bị hư hỏng nặng. Trong trường hợp này, nếu không xử lý kịp thời có thể khiến xe không hoạt động được.
Đối với các loại xe sử dụng số tự động, nguyên nhân gây hao nước làm mát cũng có thể xuất phát từ lý do két dầu của hộp số đã bị hỏng và khiến cho nước làm mát của động cơ bị lẫn sang dầu của hộp số.
Cần làm gì để hạn chế, xử lý tình trạng ô tô bị hao nước làm mát?
Thường xuyên kiểm tra mực nước: Trước mỗi hành trình, các bạn nên bật nắp ca-pô lên và kiểm tra mực nước làm mát ở trong bình nước phụ. Hãy đảm bảo rằng, nước làm mát luôn được duy trì ở mức an toàn (giữa vạch Max và Min).
Quan sát kim nhiệt: Trong quá trình lái xe, nếu kim nhiệt chỉ sang mức Hot (nóng), hãy ngay lập tức dừng xe lại, mở nắp capo lên cho xe nguội bớt và kiểm tra xem có trục trặc gì không?
Tuyệt đối không mở nắp bình nước khi xe đang nóng vì nước làm mát lúc đó đang sôi, áp suất trong bình cao có thể khiến nước bắn mạnh ra ngoài vào mặt và tay chân gây bỏng.
Đưa xe đến gara uy tín để kiểm tra sớm: Khi phát hiện chiếc xe của mình bị hao nước làm mát, hãy đưa xe đến ngay những trung tâm sửa chữa uy tín để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục sớm. Việc hao nước làm mát trong một thời gian dài có thể dẫn tới những hỏng hóc lớn cho động cơ và các hệ thống an toàn khác, đồng thời gây tốn kém và phiền phức cho chủ xe.
Các bước thực hiện
Bước 1: Xác định vị trí két nước làm mát
Két nước làm mát thường được đặt ở ngay bên trong khoang động cơ, dưới nắp ca-pô.
Bước 2: Xả hết nước làm mát cũ
Đặt một thùng chứa hoặc khay nhỏ dưới gầm xe, sau đó mở van xả để nước làm mát cũ chảy ra ngoài.
Thời gian để chảy hết nước làm mát cũ trong két tối thiểu là 10 phút.
Việc làm này giúp loại bỏ các cặn bẩn, chất ăn mòn và chất chống đông cũ còn sót lại.
Cuối cùng, tắt máy và tiến hành mở van đáy bình để xả hết nước cùng chất bẩn ra khay chứa nước cũ.
Bước 3: Thêm chất nước làm mát/chất chống đông
Bạn tiến hành đổ hỗn hợp 50/50 gồm chất chống đông và nước cất vào bên trong.
- Tiếp theo, khởi động và chạy xe trong vài phút để xả gió nhằm loại bỏ hết các bọt khí ra ngoài.
- Thay nước làm mát mới sau khi vệ sinh két nước
Sau đó kiểm tra lại mực nước làm mát, nếu nước làm mát bị hạ thấp thì đổ thêm đến khi đầy két, cuối cùng khóa chặt nắp bình.
Bước 4: Khởi động động cơ và giám sát hoạt động của hệ thống làm mát
Sau khi hệ thống làm mát đã được nạp đầy chất chống đông, chủ xe cần khởi động động cơ và theo dõi nhiệt độ thông qua cụm đồng hồ kỹ thuật số trên xe.