Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn cũng như các vụn thức ăn thừa, mồ hôi…sẽ bám vào nội thất xe khiến xe bốc mùi hôi khó chịu. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, chúng sẽ hình thành nên các tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dùng.
Bước 1: Tiến hành tháo ghế và thiết bị
Tháo ghế, hút bụi và làm sạch sơ bộ xe, phụ kiện ô tô. Đây là bước rất quan trọng vì nếu còn để ghế trên xe thì chúng ta không thể làm sạch đến từng ngóc ngách của xe được. Tháo ghế ra sẽ giúp vệ sinh xe được sạch hơn.
Bước 2: Vệ sinh trần xe
Khu vực trần xe không quá bẩn nhưng lại có thể dính bụi. Do đó, người thợ sẽ sử dụng súng tạo lốc xoáy để phun dung dịch làm sạch trần xe giúp lấy đi hết bụi bẩn và các vết bẩn cứng đầu bám lâu ngày trên đó.
Bước 3: Vệ sinh taplo bảng điều khiển
Làm sạch khu vực Taplo, vô lăng và bảng điều khiển. Những bộ phận này của ô tô thường xuyên phải chịu tác động khi sử dụng chính vì vậy dễ dính bẩn nhất. Bạn cần vệ sinh kỹ vô lăng, bảng điều khiển và các hộc chứa đồ. Các bộ phần này có rất nhiều chi tiết nhỏ vì thế cần dùng chổi lông, khăn mềm và dung dịch chuyên dụng để lau dọn cho sạch
Bước 4: Vệ sinh ghế da, ghế nỉ và thảm trải sàn
Nhân viên sẽ dùng dung dịch vệ sinh nội thất chuyên dụng phun lên bề mặt ghế da sau đó lấy bàn chải lông mềm để lau cho sạch. Đối với ghế nỉ cần có sự trợ giúp của súng dọn nội thất tạo ra luồng lốc xoáy cực mạnh đánh bay vết bẩn cứng đầu sau đó dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng làm sạch lại lần nữa. Thảm nỉ để chân sẽ được đem đi giặt sạch và xì khô.
Bước 5: Làm sạch cánh cửa kính xe
Làm ẩm khăn Microfiber với chất tẩy rửa cửa sổ (đây là loại khăn siêu mịn giúp loại bỏ các vết ố trên cửa sổ rất tốt và không để lại vệt trắng sau khi chùi)
Vị trí cửa kính của xe thì dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để đảm bảo kính được lau sạch và không để lại các vết xước. Hoặc bình để xịt nước lên kính rồi dùng khăn mềm lau lại để làm sạch vết bẩn trên kính,
Dùng khăn tẩm chất tẩy chùi sạch kính xe từ kính chắn gió cho đến cửa sổ bên và cả cửa sổ mái (nếu có). Tương tự như lau chùi nội thất xe, nên lau theo chiều kim đồng hồ để tối ưu hóa việc làm sạch.
Các khu vực rìa cửa sổ thường đóng bẩn nhiều hơn các vị trí khác. Trong lúc chùi, nên đổi mặt giẻ lau để bề mặt chùi luôn sạch, không dây bẩn đến các vùng khác.
Lưu ý: Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, nên tránh chất tẩy rửa có thành phẩm amoniac vì chúng ẩn chứa nguy cơ làm hư hại các trang bị từ nhựa và làm hỏng cửa kính. Hơn nữa, nên cẩn thận và lựa chọn chất tẩy rửa phù hợp với kính nhằm tránh trường hợp bay màu, loang lỗ.
Bước 6: Vệ sinh cốp xe
Vị trí cốp xe là nơi thường để những vật dụng của khách như thức ăn, vật dụng nhất nên sẽ rất là bẩn, nếu không dọn dẹp thường xuyên sẽ là môi trường sinh sôi cho các loại nấm mốc và gây mùi hôi khó chịu cho cả chiếc xe. Đối với vị trí cốp xe thì bạn cần phải dọn dẹp những thứ không cần thiết rồi hút bụi cẩn thận là sẽ ổn cả thôi.
Bước 7: Vệ sinh sàn xe
Đây là nơi thường bám bụi bẩn nhiều nhất trên xe nhưng lại là nơi vệ sinh đơn giản nhất. Bạn chỉ việc sử dụng máy hút bụi hút sạch sẽ những bụi bẩn bám trên sàn sau đó dùng nước vệ sinh nội thất ô tô xịt lên rồi dùng khăn lau chùi, trường hợp sàn xe làm từ nỉ thì chúng ta sẽ dùng bàn chải để chà.
Bước 8: Lau và sấy khô
Đây là bước cuối cũng nhưng không kém phần quan trọng. Bạn cần lau khô không nên để tự khô, sẽ để lại vằn vệnh nhìn rất mất thẩm mỹ.