Hướng dẫn cách vệ sinh dàn lạnh ô tô tại nhà – Kadiva.vn

Hướng dẫn cách vệ sinh dàn lạnh ô tô tại nhà

Đăng bởi Areon Official vào lúc 07/09/2022

Việc vệ sinh dàn lạnh ô tô thực ra không quá phức tạp, bạn chỉ cần có chút tỉ mỉ, kiên trì và được chỉ dẫn đúng cách là có thể tự vệ sinh bộ phận này được.

1. Cấu tạo hệ thống làm lạnh trên ô tô

Trước khi có thể tự tiến hành công việc vệ sinh dàn lạnh ô tô bạn cần học về cấu tạo, cấu trúc của các thiết bị làm lạnh trên xe ô tô.

Học được điều này quá trình tháo lắp các thiết bị cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn, thuận lợi hơn rất nhiều, tránh các sự cố không mong muốn.

Hệ thống làm lạnh trên xe ô tô bao gồm:

Bộ lọc khô: Hút sạch chất ẩm có trong môi chất khi môi chất được đẩy ra khỏi dàn nóng
Van giảm áp(hoặc ống giảm áp với máy lạnh dùng bình gas): Giảm áp suất của môi chất, từ đó tạo ra hơi mát để thổi ra ngoài.
Máy nén:Hoạt động như một máy bơm chuyên dụng giúp tuần hoàn môi chất trong hệ thống làm lạnh. Ngoài ra, máy nén còn chuyển môi chất từ dạng khí về dạng lỏng và tăng áp suất môi chất để đưa vào dàn nóng.
Dàn lạnh:Nhận trực tiếp không khí từ cabin, chuyển môi chất làm lạnh về dạng khí để chuyển xuống máy nén.

Cấu tạo giàn lạnh ô tô
Một chiếc xe phiên bản cũ có thể không sử dụng bộ lọc khô mà thay thế bằng một bình gas trực tiếp có trang bị khu vực hút ẩm. Mỗi bộ phận sẽ có tác dụng khác nhau.

Ngoài việc nắm rõ cấu tạo của hệ thống làm lạnh, bạn còn cần biết được vị trí của các thiết bị trong hệ thống làm lạnh thông qua hình ảnh minh họa dưới đây:

2. Lý do cần vệ sinh giàn lạnh ô tô

Giàn lạnh là một phần của hệ thống điều hòa ô tô, không khí sau khi đi qua giàn lạnh sẽ được làm mát và tỏa vào trong xe.

Sau một thời gian sử dụng, dàn lạnh ô tô không thể tránh khỏi bị bụi bẩn và hơi ẩm tích tụ làm giảm hiệu quả làm mát, phát sinh nấm mốc và vi khuẩn có hại.

Điều này khiến nhiều chuyên gia khuyên nên vệ sinh giàn lạnh khi chạy xe 30.000km hoặc 1 lần/năm để duy trì không khí trong xe luôn trong lành, dễ chịu, phòng chống ẩm mốc và bệnh tật phát sinh

3. Tự vệ sinh hệ thống làm lạnh ô tô khi không đủ trang thiết bị

Trong trường hợp không có đủ các thiết bị cần thiết để vệ sinh như: bình phun áp suất cao, camera nội soi giàn lạnh, dung dịch công nghiệp,…. các bạn vẫn hoàn toàn có thể làm sạch điều hòa xe ô tô thông qua các bước cơ bản sau đây:

3.1 Vệ sinh lọc gió

Lọc gió là bộ phận rất quan trọng và nơi trực tiếp đón nhận bụi bẩn và vi khuẩn gây hại trong cabin xe.

Qua thời gian dài, những bụi bặm này không chỉ làm giảm hiệu năng làm mát của điều hòa mà đồng thời còn làm phát sinh ra nhiều vi khuẩn độc hại cho người sử dụng xe.

Thậm chí nếu không thường xuyên vệ sinh, thay mới khách hàng có thể sẽ cảm nhận được mùi ẩm mốc hoặc các mùi khó chịu khác phát ra từ điều hòa của xe hơi.

Các bước vệ sinh lọc gió:

Bước 1: làm sạch tấm lưới lọc. Tấm lưới lọc này thường năm ở vị trí khá dễ thấy ngay ở các cửa gió hoặc nằm trong hộp đựng găng tay.

Bước 2: giặt sạch tấm lưới lọc bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng sau đó lắp lại vị trí cũ.

Bước 3: Vệ sinh toàn bộ cửa gió, ta có thể dùng mắt thường để quan sát được lớp bụi bẩn ở trên cửa gió

Bước 4: Xịt dung dịch vệ sinh ống gió điều hòa. Lưu ý, trước khi phun dung dịch, bạn nên mở quạt ở chế độ sưởi với công suất tối đa trong khoảng 10 phút.

Bước 5: Sau khi hệ thống máy lạnh đã khô ráo, đưa đầu vòi xịt của chai dung dịch vào máy lạnh ca bin và xịt.

Bước 6: Sau khoảng 15 phút, khởi động lại chế độ sưởi với công suất gió tối đa, đồng thời mở cửa xe cho thông thoáng và đã hoàn tất việc vệ sinh lọc gió.

3.2 Vệ sinh hệ thống làm lạnh

Vệ sinh lọc gió là bước đơn giản nhất trong quá trình làm sạch điều hòa, tiếp đó chúng ta sẽ làm các thao tác vệ sinh dưới đây:

Bước 1: Vệ sinh bình ngưng (dàn nóng): Dàn nóng cùng với quạt gió là nơi trực tiếp đón nhận các luồng gió từ phía bên ngoài thổi vào.

Điều này khiến bộ phận này rất dễ bám bụi bẩn và có thể sẽ là nơi chứa rác thải và xác côn trùng

Bước 2: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ các nan nhỏ của dàn nóng và kiểm tra nước làm mát của dàn nóng và bổ sung nếu thấy nước cạn.

Bước 3: vệ sinh máy nén bạn cần làm việc đầu tiên là kiểm tra dầu bôi trơn. Nên thay mới dầu trơn nếu cảm thấy dầu đã đen hoặc cạn.

Ngoài ra, nếu có đầy đủ kiến thức chuyên môn, bạn cũng có thể đánh giá độ mài mòn ở các đầu van, đầu bít. Nếu có có dấu hiệu van lỏng… thì nên tìm đến các cơ sở sửa xe chuyên dụng để được hỗ trợ.

Bước 4: Vệ sinh dàn lạnh

Bạn chỉ cần xịt nước để làm sạch các nan nhỏ và khe kẽ rãnh của dàn lạnh. Bụi bẩn bít chặt các rãnh này thường là nguyên nhân chính gây giảm hiệu năng điều hòa.

3.3 Một số lưu ý khi vệ sinh giàn lạnh điều hòa

Trong quá trình vệ sinh giàn lạnh cần mang kính bảo vệ mắt, chất sinh hàn cực kì độc hại có thể gây mù nếu rơi vào mắt. Nếu chẳng may dính trúng mắt thì cần rửa mắt trước bằng nước sạch và ngay lập tức nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên môn gần nhất để điều trị.
Cần mang găng tay hoặc các thiết bị phòng hộ khác trong quá trình tháo lắp giàn lạnh. Môi chất làm lạnh văng lên da có thể gây bỏng lạnh, rất nguy hiểm.
Vệ sinh giàn lạnh điều hòa ô tô
Vệ sinh giàn lạnh điều hòa ô tô
Nếu gắn đồng hồ đo áp lực hệ thống, tuyệt đối không được vặn xả van áp lực cao trên đồng hồ. Sự chênh lệch quá lớn về áp suất sẽ gây nổ mạnh và nguy hiểm đến tính mạng con người. Do vậy, không nên tự ý nạp môi chất làm lạnh trong quá trình vệ sinh điều hòa xe.
Bởi những rủi ro tiềm ẩn trên, trong quá trình tự làm vệ sinh cho máy lạnh của ô tô, bạn chỉ nên tự vệ sinh một số thiết bị như: dàn nóng, dàn lạnh, lọc gió…

Nên hạn chế tối đa việc tháo lắp các van, đường ống dẫn môi chất để tránh gây nguy hiểm, rò rỉ môi chất làm lạnh.

Để vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa chuyên sâu, bạn nên mang xe tới các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được phục vụ.

4. Tự vệ sinh hệ thống làm lạnh ô tô khi có đủ thiết bị

Ngày nay, việc tháo toàn bộ các thiết bị từ nắp capo, ống dẫn môi, chất làm lạnh, quạt gió,…không phải là biện pháp tối ưu để làm sạch hệ thống làm mát.

Lý do là việc tháo lắp này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đối với người dùng.

Ví dụ: nếu lắp không chính xác sẽ ảnh hưởng không chỉ hệ thống điều hòa mà còn có thể phát sinh những hỏng hóc không đáng có ở các bộ phận gần đó.

Chính từ thực tế đó, có rất nhiều công nghệ, thiết bị mới được tạo ra để việc làm sạch hệ thống điều hòa ô tô được dễ dàng, thuận lợi hơn.

Một trong những phương pháp mới nhất hiện nay là “ nội soi điều hòa”. Sau đây, là 8 bước làm sạch hệ thống làm mát:

Bước 1: Mở hết toàn bộ các cửa chính phụ của xe, đồng thời kiểm tra ống thoát nước của dàn lạnh.

Bước 2: Khởi động máy xe, bật chế độ lấy gió trong đồng thời khởi động quạt và chế độ sưởi ở mức cao nhất để làm khô hoàn toàn hệ thống làm lạnh.

Bước 3: Vệ sinh các cửa gió và làm sạch lọc gió.

Bước 4: Dùng Camera chuyên dụng để “nội soi”, từ đó đánh gió mức độ bẩn của dàn lạnh và trong các ống dẫn. Thao tác này còn giúp người dùng ước lượng chính xác lượng dung dịch làm sạch cần sử dụng cho bước tiếp theo.

Bước 5: Dùng vòi xịt áp suất cao phun dung dịch vệ sinh chuyên nghiệp trải đều khắp toàn bộ dàn lạnh.

Bước 6: Khởi động máy xe, tiếp tục lấy gió và dùng chế độ sưởi trong khoảng 10 phút để dung dịch thấm đều và làm sạch hệ thống.

Bước 7: Dùng nước sạch xịt đều khắp bề mặt để nước đẩy các chất dơ bẩn ra khỏi máy lạnh. Sau đó dùng vòi xịt khí để giúp làm sạch hơi nước có trong hệ thống, tránh trường hợp hơi nước đóng băng gây hư hại cho máy lạnh.

Bước 8: Gắn lại lọc gió.

Ưu điểm khi sử dụng máy nội soi giàn lạnh để vệ sinh giàn lạnh
Không cần tháo táp-lô: tiết kiệm thời gian và công sức, tránh những hư hỏng, thiệt hại có thể có nếu tháo lắp táp-lô

Tags : areon, gisoro, areonmiennam, areoncar, nuochoaareon, , nuochoaxehoi, nuochoaoto, nuochoaxehoicaocap, nuochoadangxit, nuochoaotocaocap, nuochoaotochinhhang, nuochoaotonhapkhau, nuochoaxehoichinhhang, nuochoaxehoinhapkhau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
0977104839