1. Quy trình
a. Quy trình bảo dưỡng bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động
Đầu tiên, kỹ thuật viên hỏi chủ xe ô tô vấn đề mà máy lạnh đang gặp phải: lạnh yếu, có mùi hôi… Sau đó, kỹ thuật viên sẽ khởi động máy để bắt đầu kiểm tra khả năng vận hành.
Bước 2: Tìm nguyên nhân
Đối với bước này, sau khi biết được tình trạng hoạt động của máy lạnh, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra từng bộ phận của hệ thống điều hòa ô tô, từ bộ lọc dàn lạnh đến dàn nóng hay đường ống dẫn để tìm ra nguyên nhân dẫn đến các tình trạng này.
Bước 3: Tìm hướng khắc phục
Ở bước này tùy theo nguyên nhân mà kỹ thuật viên sẽ tìm cách sửa chữa và khắc phục. Nếu máy lạnh kém lạnh do thiếu ga thì thay ga mới còn nếu máy lạnh hôi thì dọn vệ sinh một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy lạnh.
Bảo dưỡng hệ thống làm mát
b. Quá trình kiểm tra hệ thống làm mát trên ô tô gồm:
- Kiểm tra gas lạnh : Chúng ta sẽ kiểm tra sự rò rỉ hay thiếu hụt của gas, đồng thời cần phải kiểm tra luôn nhớt bôi trơn trong hệ thống lạnh.
- Kiểm tra dàn nóng, dàn lạnh, dàn sưởi.
- Kiểm tra phin lọc gas
- Kiểm tra và vệ sinh lọc gió máy lạnh
- Kiểm tra lốc lạnh hay còn gọi là máy nén bằng đồng hồ đo áp suất
- Kiểm tra tổng điện trên hệ thống lạnh như quạt giải nhiệt, quạt dàn lạnh và hệ thống điện điều khiển.
- Kiểm tra các cảm biến liên quan như cảm biến nhiệt độ ngoài trời.
2. Những hư hỏng thường gặp và cách xử lý hệ thống làm mát trên ô tô
Rò nước
- Trường hợp 1: nước bị rò ra từ phía dưới trục của bơm nước là do phớt nước bị hỏng, cần phải tháo bơm nước để kiểm tra.
- Trường hợp 2: nước bị rò ở chỗ tiếp xúc giữa vỏ bơm với thân máy là do bu lông cố định bị lỏng hoặc đệm lót bị hỏng, cần xiết chặt lại bu lông hoặc thay đệm lót.
- Trường hợp 3: nước bị rò từ ống nước của két nước là do ống nước của két nước bị hỏng, kiểm tra và hàn lại.
- Trường hợp 4: nước bị rò ở các đầu ống cao su dẫn nước vào két nước có thể do bu lông kẹp bị lỏng hoặc ống cao su bị rách thủng thì phải xiết chặt bu lông kẹp hoặc thay mới ống dẫn cao su.
Tiếng kêu
- Trường hợp 1: nếu phát hiện tiếng kêu ở vị trí bơm nước thì kiểm tra bu lông cố định nếu bị lỏng thì phải siết chặt lại.
- Trường hợp 2: nếu phát hiện cánh quạt va chạm gây ra tiếng kêu, chỗ va chạm có vết sáng, cần kiểm tra độ xiên của cánh quạt bị biến dạng thì phải nắn lại
- Trường hợp 3: nếu phát hiện puly quạt gió bị lỏng thì phải siết các bu lông và đai ốc cố định
- Trường hợp 4: nếu phát hiện trục bơm có hiện tượng lỏng độ lay quá lớn và cảm thấy có tiếng kêu thì tháo bơm để kiểm tra sửa chữa.
Nhiệt độ nước làm mát quá cao
Nước ở trong két nước bị sôi, đồng hồ nhiệt độ nước cao.
Trường hợp 1: do thiếu nước làm mát, phải đổ thêm nước, nếu bị rò nước thì kiểm tra sửa chữa
Trường hợp 2: cánh tản nhiệt của két nước bị biến dạng, chồng xếp lên nhau, phải tiến hành kiểm tra sửa chữa.
Trường hợp 3: van hằng nhiệt mất tác dụng, hãy tắt máy ngay để tránh gặp nguy hiểm cho động cơ. Sau khi máy nguội, hãy thử bật điều hòa, nếu quạt quay có thể công tắc nhiệt độ quạt làm mát đã suy giảm chất lượng. Nếu quạt vẫn không quay, cần phải kiểm tra hệ thống điện của nó.
Trường hợp 4: dây đai truyền động quá chùng lúc này nên điều chỉnh lại.
Những điểm lưu ý
- Thời gian bảo dưỡng chăm sóc hệ thống làm mát trên ô tô
- Đối với xe không chạy thường xuyên thì cần kiểm tra định kỳ 12 tháng/ lần và chu kỳ bảo dưỡng định kỳ là 24 tháng.
- Đối với xe chạy thường xuyên thì cần kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần và chu kỳ bảo dưỡng định kỳ là 12 tháng, vì không có thiết bị nào không bị hư hỏng theo thời gian. Bảo dưỡng định kỳ giúp bạn tránh phát sinh những chi phí không đáng có.
- Cần bảo dưỡng đúng cách phải có một ít kiến thức về hệ thống làm mát, và sự tỉ mỉ cẩn thận. Tránh sự cố phát sinh như làm hỏng hệ thống dàn mát hay lốc máy lạnh.