Các thành phần điện bị cháy / cầu chì bị hỏng.
Điện sinh ra rất nhiều nhiệt, nhưng thường thì các hệ thống dây điện và các thành phần khác sẽ là nơi chứa tất cả những nhiệt lượng đó. Tuy nhiên, khi có hiện tượng chập trong hệ thống, lượng nhiệt đó sẽ bị kẹt lại.
Nhiệt lượng tụ quá lâu ở một chỗ sẽ khiến độ bền của bọc dây điện bị ảnh hưởng, gây cháy, tạo ra mùi khét bên trong xe của bạn. Nếu đoạn nhiệt đó ở gần vị trí các bộ phận dễ bắt lửa, nó sẽ bốc cháy và làm hỏng hệ thống điện trên xe.
Điều hòa quá nhiệt
Xe của bạn có mùi khét sau khi bạn bật điều hòa? Nếu vậy, rất có thể sự cố là do máy nén A/C bị lỗi. Máy nén A/C được dẫn bằng dây đai và nếu có vấn đề bên trong, có hai cách để tạo ra mùi khét.
Điều hòa quá nhiệt.
Đầu tiên, toàn bộ máy nén A/C có thể bị kẹt. Vì vậy khi hoạt động nó có thể cuốn lấy dây đai, làm cho dây đai nóng lên và bị mòn. Điều này không chỉ làm cho dây đai truyền động bị mòn sớm mà còn tạo ra mùi khét.
Thứ hai, mặc dù có sự cố bên trong, dây cu-roa vẫn sẽ quay và các bộ phận bắt đầu bị hỏng bên trong máy nén. Điều này tạo ra ma sát rất lớn, tạo ra nhiệt và nó bắt đầu bốc cháy.
Phanh bị kẹt / Kỹ thuật lái xe không đúng
Có nhiều lý do khác nhau khiến phanh xe của bạn có thể bị cháy. Đầu tiên là sự cố cơ học - phanh bị kẹt. Đây có thể là phanh tay hoặc phanh hệ thống bị bó không nhả ra như bình thường, nó sẽ tạo ra ma sát, sinh nhiệt khi quá nóng.
Khi quá nóng, phanh có thể bốc cháy, dẫn đến mất lực phanh. Nhưng nếu chỉ là phanh bị cháy không có nghĩa là có vấn đề về cơ khí. Có thể là do bạn đang để phanh tay không hoạt động hoặc bạn lái xe không đúng cách.
Phanh bị kẹt / kỹ thuật lái xe không đúng.
Có hai cách phổ biến để điều này xảy ra. Đầu tiên, có thể bạn đang lái xe với chân phanh đang giữ quá sâu. Nhiều người mới bắt đầu lái xe thường gặp lỗi này, việc giữ chân phanh quá sâu có thể khiến chúng bị quá nhiệt.
Sự cố thứ hai thường xảy ra khi bạn đang lái xe ở địa hình quá dốc. Khi xuống dốc, nhiều tài xế sẽ đạp phanh và điều này có thể khiến xe bị quá nóng.
Một vấn đề phổ biến khác gây ra mùi khét trong xe là dây cu-roa bị đứt hoặc bị kẹt và đây là một vấn đề khá nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nếu dây cu-roa đứt hoàn toàn có thể gây ra mùi khét, do hệ thống làm mát trong xe sử dụng dẫn động bằng đai. Vì vậy nếu dây cu-roa không hoạt động bình thường, động cơ sẽ bị quá nhiệt.
Dầu truyền động, dầu trợ lực lái, thậm chí là chất làm mát sẽ bốc cháy nếu bề mặt đủ nóng. Mặc dù đây không phải nguyên nhân chính, nhưng việc chất lỏng trong xe không ở đúng vị trí của nó cũng khiến bạn phải chú ý.
Chất lỏng trong xe bị rò rỉ.
Chất bẩn bám trên động cơ hoặc trong ống xả đều là những khu vực đủ nóng và đủ chất xúc tác gây nên hiện tượng đốt cháy chất lỏng tạo ra mùi khét.
Bộ ly hợp quá nhiệt
Một bộ phận khác có thể gây ra mùi khét là bộ ly hợp. Bộ ly hợp là nơi giúp bạn có thể chuyển số trong quá trình vận hành. Tuy nhiên, nếu bạn không nhả hoàn toàn ly hợp trước hoặc sau khi chuyển số, nó sẽ quá nhiệt và cháy.
Bộ ly hợp quá nhiệt.
Điều này thường xảy ra khi người lái xe đang học lái xe sang số, vì thế điều quan trọng là phải học cách điều chỉnh bộ ly hợp đúng cách, nếu không bạn sẽ phải thay thế nó sớm hơn dự định.
Rác trong điều hòa
Một nguyên nhân nữa khiến cho điều hòa có mùi khét là do bên trong đường lỗ thông hơi đang có vật cản gây nên hiện tượng quá nhiệt và cháy. Có rất nhiều thứ có thể lọt qua khe gió điều hòa như túi ni-lon, túi nhựa, thậm chí vải vụn cũ hoặc lông động vật, tất cả đều có thể gây ra mùi khét khi bạn bật chế độ sưởi.
Rác trong điều hòa.
Quên thay dầu máy, chất làm mát
Bạn có nhớ lần cuối mình thay dầu máy hay dầu truyền động là khi nào không? Khi dầu mới, mọi thứ chạy trơn tru, nhưng khi nó đã cũ, nó sẽ đặc lại, mất khả năng hấp thụ nhiệt và quan trọng là ngừng bôi trơn các bộ phận một cách hiệu quả.
Quên thay dầu máy, chất làm mát.
Tất cả những điều này khiến cho không chỉ động cơ mà các bộ phận khác nhanh chóng bị nóng lên, dẫn đến mùi khét, thậm chí bốc cháy làm hỏng các bộ phận liên quan. Dầu quá cũ còn lưu lại trong xe sẽ khiến động cơ bị hư hỏng.