Đi ô tô trên đường đèo núi cần lưu ý gì? – Kadiva.vn

Đi ô tô trên đường đèo núi cần lưu ý gì?

Đăng bởi Areon Miền Nam vào lúc 29/07/2022

Hẳn là bạn và người thân sẽ có những trải nghiệm rất thú vị khi được vi vu qua những con đường đèo giữa núi đồi trùng điệp. Thế nhưng đây cũng được coi là thử thách với những lái xe chưa có kinh nghiệm hoặc chỉ quen đi ở đường thành phố, đô thị bằng phẳng. Những “đặc sản” khi lái xe ô tô trên đường đèo là đường dốc thẳng đứng, những khúc cua gấp và tải nặng, khi chưa có kinh nghiệm, đối diện với tình huống như thế này có thể khiến bạn bối rối. Vậy, đi ô tô trên đường đèo núi cần lưu ý gì? Mời các bạn hãy đọc bài viết để có thêm những hiểu biết nhằm lái xe an toàn trên con đường hiểm trở này.

KIỂM TRA XE CẨN THẬN TRƯỚC KHI ĐI

Khi hành trình của bạn bao gồm quãng đường đèo núi, bạn tuyệt đối phải kiểm tra xe thật kỹ càng. Địa hình của đường đèo rất hiểm trở và thông thường đường đèo cũng khá dài. Với địa hình như vậy chắc chắn không có những gara sửa xe ô tô ở lề đường để đảm bảo bạn có thể sửa xe khi có sự cố. Hãy đảm bảo xe của bạn không có những hỏng hóc khi bắt đầu chuyến đi bằng cách kiểm tra thật kỹ.

Điều đầu tiên cần phải kiểm tra đó là phanh bởi vì phanh sẽ được sử dụng nhiều nhất. Dầu phanh phải được đổ đầy và má phanh phải dày ít nhất 5-6mm. Ngoài phanh, bạn cần kiểm tra mực nước ở bộ tản nhiệt, dầu hộp số, dầu trợ lực lái và dầu nói chung. Ở những đoạn đường đèo gió và dốc thì động cơ, hệ thống làm mát, vô lăng và hộp số sẽ phải hoạt động liên tục nên hãy đảm bảo chúng đang trong trạng thái tốt nhất. Đừng quên kiểm tra lốp và khoảng tâm lốp trái và phải. Đảm bảo là lốp đã được bơm căng hơi khi đã tải cả người và hành lý. Đặc trưng của vùng đồi núi là nằm ở độ cao cao hơn so với mặt nước biển sẽ tạo ra xu hướng ngưng tụ nhiều hơn và gây ra mưa, lúc này đèn xe phải hoạt động tốt, đệm ở cần gạt nước còn sử dụng được. Có số điện thoại cứu hộ hoặc dịch vụ sửa chữa ở địa phương mình đang đến.

TẬP NHÌN XA HƠN BÌNH THƯỜNG

Không thể nói trước được điều gì khi bạn đang lái xe trên đường đèo. Những điểm cua gấp và điểm mù cực kỳ khó phát hiện nếu bạn chỉ hướng mắt về chiếc xe phía trước mình. Thay vào đó, hãy tập nhìn xa, quan sát để xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ như đột nhiên có một chiếc xe đỗ ở bên đường, một chiếc xe sắp vượt qua đoạn rẽ, đường trơn trượt hoặc một đoạn dốc phía trước. Tránh lái xe đường đèo vào ban đêm, bởi lúc này tầm nhìn của bạn sẽ giảm đi đến 60%. Nếu bắt buộc phải lái xe ban đêm, hãy đảm bảo đèn pha của bạn thật sáng và trạng thái cơ thể của bạn thật khỏe mạnh, tỉnh táo.

NẮM VỮNG LUẬT LỆ GIAO THÔNG

Đường đèo núi thường có mật độ xe tham gia giao thông ít, nhưng không phải là không có. Việc nắm vững luật lệ giao thông giúp bạn biết được những lúc nào xe mình được quyền ưu tiên khi đi trên đèo, tránh xảy ra tranh cãi nếu có va chạm với xe khác. Trong trường hợp này, xe đi lên dốc luôn luôn có quyền ưu tiên. Bởi vì lên dốc sẽ cần nhiều lực và cần lấy đà nhiều hơn. Ngoài ra cũng bởi vì hầu hết đoạn dốc đều có hai làn để vượt trong khi xuống dốc chỉ có một làn. Bạn có thể sẽ gặp một chiếc xe đi cùng bên khi xuống dốc. Nếu chiếc xe đó đang vượt một chiếc xe chậm hơn thì nó có quyền ưu tiên. Hãy đi chậm lại một chút và để chiếc xe đó vượt.

LƯU Ý ĐẾN NHỮNG ĐƯỜNG KẺ MÀU TRẮNG BÊN LỀ ĐƯỜNG

Nguyên tắc đường kẻ màu trắng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trên những đoạn đường đồi núi, đặc biệt bởi vì ở đây không có nhiều đoạn đường một bên là núi đá thẳng đứng và một bên là dốc. Đừng vượt quá đường kẻ màu trắng được kẻ bên lề đường. Những đường kẻ này được tạo bởi những kỹ sư cầu đường. Họ đã tính toán độ dốc, tầm nhìn và đã thử nhiều lần để xác định độ an toàn.

KIỂM SOÁT PHANH KHI ĐỔ ĐÈO

Chắc chắn việc đổ đèo là cơn ác mộng với những ai chưa có kinh nghiệm chinh chiến với đường đồi núi. Vì sử dụng phanh nhiều quá có thể khiến phanh nóng lên nhanh chóng và mất tác dụng. Phanh nóng có xu hướng làm nóng má phanh, làm mòn đĩa. Nếu bạn nhấn chân phanh sâu hơn để giảm tốc độ dễ dẫn đến hỏng phanh.Vậy phải làm sao? Nếu sử dụng hộp số tự động thì hãy tắt số OD trên cần gạt số. Việc này cho phép xe giữ được số thấp lâu hơn đồng thời cũng giúp tránh cho xe lao xuống dốc quá nhanh và sẽ không kịp về số khi lên dốc. Những mẫu xe đời mới hơn hãy bật chế độ Thể thao. Ngoài 2 cách trên bạn có thể rung phanh. Có nghĩa là nhấn phanh liên tục, khá giống như phanh ABS thủ công. Rung phanh giúp tạo ra một khoảng thời gian nhỏ đủ để má phanh xả hơi và nguội lại giữa những lần nhấn. Việc này tốt hơn rất nhiều so với việc liên tục giữ chân phanh vì giữ chân phanh sẽ làm nóng má phanh nhanh hơn.

VỀ SỐ TRÊN NHỮNG DỐC CAO

Với xe số sàn việc thao tác này khá dễ: nhẹ nhàng giảm tốc, gạt cần số về số thấp hơn, cho động cơ quay thêm một hoặc hai vòng nữa, sau đó nhả côn. Điều này cho xe phép động cơ đạt ngưỡng để tăng tốc và leo dốc. Khi xuống dốc, động cơ bị hãm lại nhờ số thấp cũng giúp giảm tốc độ của xe.

Đối với hộp số tự động không có chế độ số sàn thì có thể nhấn nút O/D để tắt chế độ này và cho phép giữ chế độ số thấp lâu hơn, hoặc có thể chậm lại một chút cho đến khi cảm thấy hộp số đã được giảm xuống số thấp hơn và cảm nhận số vòng quay giảm.

Nếu như ở một đoạn đường có độ dốc lớn thì hãy đi chậm lại và gạt cần số về số 2 (chỉ khi đang đi chậm hơn 50km/h) nếu cần thiết.

KHÔNG THAM ĐI XE GIỮA ĐƯỜNG

Do đường đèo có đặc trưng riêng biệt, cộng với mật độ xe tham gia giao thông ít, nên tài xế thường thích đi giữa đường. Chắc chắn điều này khiến các xe khác cảm thấy “ngứa mắt”. Chưa kể trường hợp bạn đang đi ở làn đường trung tâm và một xe khác đang đi ngược chiều ở làn trung tâm cũng đi đến khúc cua thì có thể dẫn đến va chạm. Vậy nên đừng tham lam đi làn giữa đường. Nếu như làn đường của bạn ở phía trong ngã xe thì hãy cứ tiếp tục đi bên trong. Nếu làn đường của bạn ở ngoài ngã rẽ thì hãy tiếp tục đi ở ngoài. Việc này sẽ tạo thêm không gian cho những xe lỡ bị trượt hoặc thiếu lái khi vào cua.

ĐỖ XE AN TOÀN

Không ai có thể phủ nhận cảm giác thích thú khi ngắm cảnh trên đường đèo. Hình ảnh thường thấy của các “phượt thủ” chính là dừng lại ở những nơi có phong cảnh đẹp nhất để “nháy” vài pô ảnh. Xe máy có kích thước nhỏ gọn nên sẽ ít gây ảnh hưởng đến người đi đường hơn xe ô tô. Bởi vậy, khi dừng xe trên đèo, hãy đỗ xe an toàn. Hãy đảm bảo xe được đỗ hoàn hoàn ở ngoài vạch trắng bên lề đường. Khi đỗ xe hãy quay đầu xe hướng về phía lề đường. Việc này giúp đảm bảo rằng nếu như bạn đỗ xe không đúng và chiếc xe bị lăn đi thì xe sẽ lăn vào lề đường và dừng lại. Việc này tốt hơn là việc xe bị trượt dốc và lao vào ai đó.

Tags : areon, gisoro, areonmiennam, areoncar, nuochoaareon, , nuochoaxehoi, nuochoaoto, nuochoaxehoicaocap, nuochoadangxit, nuochoaotocaocap, nuochoaotochinhhang, nuochoaotonhapkhau, nuochoaxehoichinhhang, nuochoaxehoinhapkhau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
0977104839